Nhân ngày Sách và Bản quyền Thế giới, một cuộc gặp gỡ và trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP Sách Thái Hà – Thaiha Books về sách và văn hóa đọc của người Việt.

thanh-pho-lon-khong-the-thieu-van-hoa-doc-4418

Thưa ông, trong khi các phương tiện truyền thông nghe, nhìn càng ngày càng phát triển, ngay cả sách cũng là “sách mạng”, vậy sách in có cạnh tranh nổi trong hiện tại và tương lai?

Tôi thấy thật là kỳ diệu khi các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay rất nhiều. Các kênh và chương trình truyền hình phong phú, số lượng báo, tạp chí ngày càng nhiều ,hấp dẫn, mang đến cho chúng ta biết bao lợi ích. Riêng sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng mang lại cho chúng ta quá nhiều. Bill Gates đã từng nói rằng thế giới nằm trong 10 ngón tay. Chính vì vậy chúng ta có cơ hội đọc rất nhiều, đọc online, đọc bằng các thứ tiếng, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Điều này giúp cho việc nâng cao văn hóa đọc. Đọc sách trên mạng là thu nhận kiến thức.

Tuy nhiên chỉ khi có cuốn sách in trên tay bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp của bìa sách, mùi giấy, sự tinh tế của từng trang sách. Riêng việc cảm nhận các hình ảnh, tranh bìa cũng như trong cuốn sách cũng mang đến cho bạn đọc những cảm giác tuyệt vời. Và tôi nghĩ sách in vẫn có sức sống của nó cho dù thế giới có “tân tiến” đến đâu.

Theo cách đánh gía riêng của ông, văn hóa đọc của người VN hiện nay như thế nào?

10 ngày trước Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (World Book & Copyright Day) tôi có làm nghiên cứu nhỏ: đi lang thang khắp Hà Nội 1 ngày (13.04.2009), xem tình hình đọc sách trên phố, trong các quán café, trong lúc đợi xe, đợi nhau của người dân Thủ đô thế nào. Suốt cả 1 ngày tôi đếm được 113 người đang đọc ở tất cả mọi nơi tôi đến. Con số này là quá nhỏ.

Người VN chúng ta hình như chưa có thói quen đọc sách, chưa hiểu hết vai trò việc đọc sách. Thậm chí những ai đọc nhiều thì còn bị chế giễu là “mọt sách”, “sách vở”. Các em nhỏ chưa được quan tâm đến việc hướng dẫn cách đọc, chưa được dạy cách đọc nhanh. Hình như các bậc phụ huynh, các nhà lãnh đạo chưa gương mẫu trong việc đọc sách. Và có vẻ như giới trí thức cũng chưa thực sự chăm đọc.

Có xu hướng người đọc hiện nay lấy sách làm thú tiêu khiển giải trí, nên không chọn lọc sách. Có khi nào chính các nhà sách với những ấn phẩm “thượng vàng, hạ cám” là “tác nhân” ảnh hưởng đến thói quen và sở thích đọc sách của người đọc? Lỗi của việc văn hóa đọc xuống cấp thuộc cả về các nhà xuất bản, các công ty sách. Nhiều người không biết rằng ngành xuất bản là ngành đặc biệt. Những cuốn sách “bậy”, phản giáo dục có thể giết chết nhiều người, thậm chí cả 1 thế hệ.

Lỗi của việc người VN chúng ta chưa chăm đọc sách còn là của cả nền giáo dục. Tại các trường học của VN, từ cấp 1 đến đại học, không có các khóa đào tạo kỹ năng đọc sách, các khóa đọc nhanh, không có các chương trình về văn hóa đọc để tạo thói quen đọc sách, chưa có hướng dẫn cho học sinh cách chọn sách. Thói quen và kỹ năng đọc sách cần phải có từ nhỏ. Nếu bạn 30 tuổi mà vẫn chưa hiểu giá trị của văn hóa đọc, chưa biết chọn và đọc sách thì không dễ gì có thể thay đổi thói quen này.

Người biết đọc sách là người biết chọn sách. Làm sao phải loại bớt những cuốn sách kém chất lượng, sách làm ẩu. Người đọc nên lựa chọn tên,thương hiệu của các NXB và các công ty sách trước khi quyết định mua sách.

Trong vị trí là “chủ” một doanh nghiệp sách, tiêu chí nào để ông lựa chọn 1 cuốn sách “ăn khách”? Trong vai trò “người đọc sách”, theo ông, thế nào là một cuốn sách hay?

Một cuốn sách “ăn khách” có nghĩa là best seller, tức được đông đảo bạn đọc quan tâm và tìm mua. Số lượng bản bán ra quyết định rằng cuốn sách đó có ăn khách hay không. Tuy nhiên không phải tất cả mọi cuốn sách “ăn khách” đều là sách hay. Có những đồng nghiệp ở một vài công ty sách nói với tôi rằng họ không ngờ cuốn sách A không bán được và không thể tưởng tượng rằng cuốn sách B lại bán chạy như thế.

Theo tôi, cuốn sách hay là cuốn sách có nội dung hấp dẫn, mới mẻ, tạo cảm hứng cho người đọc. Đó là 1 cuốn sách phải có tính ứng dụng, tức sau khi đọc xong người đọc có thể áp dụng vào công việc, cuộc sống, mang lại lợi ích cho chính mình và xã hội.

Làm thế nào để sách có thể đến đúng đối tượng và trở thành một trong những sản phẩm văn hóa tri thức đích thực?

Muốn nâng cao văn hóa đọc, 1 trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm sách là nâng cao văn hóa đọc, để mọi người dân hiểu giá trị của sách. Hơn nữa mỗi loại sách có 1 đối tượng độc giả riêng. Cá nhân tôi đã không ngần ngại đến từng trường đại học, đến từng doanh nghiệp để nói chuyện, tọa đàm, trao đổi, trả lời các thắc mắc xung quanh vấn đề sách và kỹ năng đọc sách.

Việc nâng cao văn hóa đọc cũng cần 1 thời gian. Tôi tin rằng với phẩm chất cần cù, thông minh, ham học, người VN ta nhất định sẽ đọc nhiều.

Theo ông tình trạng bản quyền sách ở Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì? ở Việt Nam việc bản quyền có thời hạn và vô thời hạn được thực hiện như thế nào?

Hiện nay vấn đề vi phạm bản quyền vẫn khá phổ biến. Các đồng nghiệp của tôi bên NXB trẻ, Trí Việt, Nhã Nam,… cũng đang rất bức xúc về vấn đề này. Tuy nhiên giống như bất cứ lĩnh vực nào khác, vẫn đề bản quyền cũng cần có thời gian. Khi kinh tế khá hơn, khi dân trí của người dân cao hơn, khi VN hòa nhập hơn thì tình trạng vi phạm bản quyền sẽ bớt đi.

Tôi nghĩ chắc quãng 3-5 năm nữa thì vấn đề vi phạm bản quyền sách sẽ hầu như chấm dứt. Khi đó tất cả các nhà xuất bản, các công ty sách sẽ phải làm theo luật.

Bản quyền sách ở VN có phải chỉ đơn thuần là mua sách? Nhà sách có tham gia vào “hành trình” cho 1 cuốn sách, một cách chủ động từ khâu tác giả, tác phẩm, in ấn, PR… đến tay người đọc như các nhà sách nước ngòai vẫn làm?

Các công ty sách thường phải lo mua bản quyền, dịch, hiệu đính sách (nếu là sách tiếng nước ngoài), biên tập, dàn trang, trình bày bìa, in và phát hành. Để có 1 cuốn sách chất lượng không những các công ty sách phải chọn được những cuốn sách hay, có giá trị, có đội ngũ dịch giả tay nghề cao, đội ngũ biên tập viên giỏi mà phải có các chuyên gia bản thảo, họa sỹ tốt, có nhà in chất lượng để đảm báo cuốn sách tốt về cả nội dung lẫn hình thức. Ngoài ra không kể đến đội ngũ marketing chuyên nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, dự đoán tương lai,… ít nhất phải vài chục nhân viên mới đủ để cho 1 cuốn sách đến được tay bạn đọc.

Nếu như sách của VN bị xâm phạm bản quyền ở nước ngoài, liệu có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi? Có phải trong luật của ta vẫn còn “lỗ hổng”? Lấp “lỗ hổng” này thế nào theo ý ông?

Ở nước ngoài, theo tôi biết, việc xâm phạm bản quyền rất ít. ở những nơi tôi đã từng đến có nhiều hàng lậu nhưng ít có sách lậu. Sách là loại hàng tri thức, đặc biệt nên người ta không làm lậu.Sách của VN bị vi phạm bản quyền có lẽ không. Còn ở VN việc sách “lậu”, sách in lẫn sách bị chép lậu trên mạng, vẫn đang là một “thảm họa” của các nhà xuất bản, vì luật còn có chỗ chưa chặt, việc thưởng phạt chưa nghiêm minh. ý thức của người đọc cũng chưa phân biệt sách “lậu”, nên vi phạm bản quyền vẫn “sống” khỏe. Hy vọng luật được hòan chỉnh hơn trong tương lai./.

Nguồn: Văn Nghệ Trẻ

Người Việt có mê đọc sách?

Một cuộc hội thảo có nhiều tranh cãi, và cảm thấy như ai cũng có lý. Một phe cho rằng đưa ra chủ đề như thế này có vẻ “khinh” người Việt không biết đọc sách. Phe khác thì cho rằng hỏi thế đúng lắm, vì người Việt chưa biết đọc sách?

Theo thống kê của Cục XB – Báo chí, trong 3 năm từ 2004-2007 tốc độ phát triển của tòan ngành xuất bản không ngừng tăng. Năm 2007 có 26.609 tựa sách/276.447 triệu bản, trung bình 3,3 bản sách/ người/năm. Có 55 NXB, 1200 cơ sở in, 129 Công ty phát hành sách quốc doanh, 12.000 cửa hàng, nhà sách tư nhân, 30 NXB có trang web. Tiền đầu tư 3.000 tỉ đVN, thu hút 1.600 tỉ đVN đầu tư nước ngòai. Người Việt vẫn mê đọc sách lắm. Nhưng theo như thống kê thì số sách được in ấn, phát hành có 80% là sách giáo khoa, còn lại 20% là sách các thể lọai khác.Thành ra thì bình quân chỉ có 0,3 cuốn/ người/ năm?

Trong hội thảo PGs-Ts Trần Hữu Tá cay đắng phát biểu: ”Nó quá bi đát và không thể chấp nhận được”. Còn Ts- Nhà thơ Ngô Tự Lập thì phát biểu: ”Sách dịch vừa yếu, vừa thiếu, vừa lệch lạc, sách trong nước chủ yếu là sách văn học, còn sách nghiên cứu quá nhạt nhẽo”.

Theo báo cáo của Cục XB, tính đến Hội nghị về XB và phát hành sách toàn quốc ngày 19-21.3.2009 tại TP.Cần Thơ, hiện nay cả nước có 55 nhà xuất bản (43 ở trung ương, 12 ở địa phương), năm 2008 đã xuất bản 25.120 cuốn với xấp xỉ 279,913 triệu bản. So với năm 2007, số cuốn giảm 5,6%, số bản tăng 1,3%. Tổng doanh thu năm 2008 gần 1.489 tỷ đồng, giảm 1,5% so với năm 2007.

Phân loại cơ cấu đề tài xuất bản, có 7 loại. Trong đó, so với năm 2007, năm 2008 chỉ có hai loại tăng số cuốn xuất bản là sách văn học tăng 20%; sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo tăng 1%. Còn lại đều giảm: Sách từ điển, ngoại văn giảm mạnh nhất: 32% số cuốn, 61% số bản; kế đến sách thiếu niên nhi đồng giảm 28,9% số cuốn, 14,8% số bản. Hiện cả nước có khoảng 13.500 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, đại lý sách; 70 công ty TNHH kinh doanh xuất bản phẩm. Năm 2008 cả nước đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 35 trung tâm, siêu thị sách tự chọn.

Việc khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện, nhất là huyện miền núi, vùng sâu, được một số công ty quan tâm. Nhiều hiệu sách cấp huyện được xây dựng, đi vào hoạt động ở Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bến Tre. Năm 2008, số sách xuất bản của các NXB so với đăng ký kế hoạch XB đang có khoảng cách khá xa, các NXB trung ương mới đạt 36,9%. Các NXB địa phương 37,7%. Nhiều nhà xuất bản, sách xuất bản so với đăng ký kế hoạch đạt dưới 15% như: NXB Nông nghiệp, NXB Bản Đồ, NXB Văn học, NXB Đại học Thái Nguyên, NXB Thuận Hóa, NXB Đà Nẵng, NXB Đồng Nai.

NHỮNG BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐẾN ƯỚC MƠ

Cho dù bạn là ai, một sinh viên mới ra trường hay một giám đốc công ty đa quốc gia, bạn cũng dễ dàng áp dụng được Quy Trình Hiện Thực Hóa Ước Mơ mà tác giả Steven K. Scott chia sẻ một cách cụ thể và rõ ràng trong quyển sách này, để đạt được những mức độ thành công mà bạn chưa bao giờ mơ tới. Hơn hết, bạn còn học được những bí quyết cần thiết để biến ước mơ của mình thành hiện thực đã được minh chứng qua thời gian bởi chính tác giả và những người thành công nhất thế giới.

MUA SÁCH