1. Bạn có muốn người khác trút giận lên mình không?

Câu trả lời tất nhiên là “Không”. Con người thường mâu thuẫn với việc không chấp nhận những thương tổn cho bản thân nhưng lại rất dễ dàng đi gieo rắc những tổn thương cho người khác. Những gì mình không muốn thì đừng làm với người khác. Trước khi yêu cầu mọi người phải đối xử tốt với bạn, hãy đối xử với họ như đang cư xử với chính mình.

2. Có chắc mỗi mình bạn bị đổ vỡ?

Tòa tháp đôi của Mỹ đổ sập vào 11/9, sóng thần phá tan các nước, động đất đánh sập Nhật Bản… Những thứ vững chãi như bê tông cốt thép, núi rừng bao năm còn có thể bị đổ vỡ bất cứ lúc nào, vậy thì đâu phải mình bạn mới xui rủi bị đổ vỡ tan hoang?

Chấp nhận sự đổ vỡ như một phần không thể thíếu của cuộc sống: không phải ai cũng lấy được người đầu tiên mình yêu, không phải ai khởi nghiệp cũng giàu lên; không phải ai cũng sống thật lâu khỏe mạnh mà không bệnh tât,…bạn không phải là một ngoại lệ. Nếu tháp sập là động lực cho kỹ sư dựng xây, sóng thần, động đất là ngòi kích cho nhà khoa học tâm huyết, và áp lực đơn giản chỉ là bài tập thể dục cho tâm trí. Hãy nhớ “THÀNH CÔNG LÀ ĐẠP BẰNG MỌI THỬ THÁCH.”

3. Biết rồi, khổ lắm nói mãi!

Dập lửa bằng nước, dập nhiệt tình bằng câu nói trên. Đây là một trong những cách làm dập tắt hứng khởi của người đang nói và đào một hố sâu ngăn cách giữa hai người (ta hãy tưởng tượng khi mình định nói với ai một chuyện thì được ném vào mặt ” Biết rồi, khổ lắm nói mãi!”). Lời nói không mất tiền mua, nhưng mà nói bậy là tiêu luôn mình.

4. Vô phương thỏa mãn

Bạn có phải là người hay bới lông tìm vết, sống chết cũng không muốn bị sai? Nếu miêu tả một người luôn tập trung vào những sai sót, khuyết điểm của người khác và của chính bản thân, cường điệu những sai sót này lên bằng cách chê bai và ca thán… Bạn còn muốn gặp gỡ người này không? Bạn có thấy điểm thân quen nào giống mình không?

Có một dạng niềm vui ảo tưởng là tìm ra khuyết điểm của người khác. Và cũng có một dạng niềm vui chân thành khác là chấp nhận khuyết điểm là một phần không thể thiểu của người đó. Đôi khi, mỗi góc nhìn khác nhau lại cho ra những ý kiến khác nhau nên không có gì hoàn toàn đúng hay hoàn hảo sai. Bạn có quyền lựa chọn nhìn điều tốt và ngợi khen điều tích cực. Nếu luật pháp còn không ra tay xử phạt thì bạn có lý do gì cho việc định kiến của mình về người đó.

“Nếu bạn cho rằng mình đang gặp một vấn đề lớn trong cuộc sống, điều đó chứng tỏ bạn là một người rất nhỏ bé.”

– Nguồn: EVOLCorp –

SỐNG VÀ KHÁT VỌNG

Một quyển sách về kỹ năng tư duy thành công, nhưng hoàn toàn khác những quyển sách kỹ năng bạn đã từng đọc từ trước đến giờ, bởi nó là câu chuyện về cuộc đời của doanh nhân – diễn giả Trần Đăng Khoa. Bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ đan xen, quyển sách là tập hợp nhiều bài học cuộc sống được tác giả Trần Đăng Khoa đúc kết lại qua những trải nghiệm của anh. Đọc quyển sách này, sẽ có lúc bạn muốn dừng lại để suy ngẫm về cuộc đời mình, sẽ có lúc bạn bất chợt nhận ra một điều gì đó mình cần phải làm khác hơn, cũng có khi chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngạc nhiên, thú vị khi có thêm một số kiến thức mới lạ.

MUA SÁCH