Thuở bé, khi bạn đang mải mê chơi game, mẹ bạn gọi khản cổ vẫn không thấy bạn ra khỏi phòng hoặc xuống lầu ăn cơm, cuối cùng bà phải đến tận nơi – chất vấn, “Tại sao con không trả lời khi mẹ gọi?” – và bạn trả lời mẹ, vẻ thành khẩn, “Con có nghe mẹ gọi đâu?”

Nói đúng ra là có thể bạn nghe tiếng mẹ gọi. Tai bạn chắc hẳn tiếp nhận những xung động và tần số từ tiếng gọi của mẹ. Nhưng nó không có bất cứ ý nghĩa gì đối với bạn. Nó không phải là một phần trong trò chơi mà bạn đang chơi, nó không liên quan gì đến những thứ bạn đang chú tâm vào. Bạn đang hòa mình vào một thứ khác và chẳng còn tâm trí cho tiếng gọi của mẹ. Não bộ của bạn không xử lý những thông tin cụ thể này, bởi trung tâm xử lý của bạn đã hoàn toàn bị một vấn đề khác chiếm cứ, mà theo bạn là điều quan trọng hơn vào thời điểm ấy.

Khi chúng ta lớn lên, nhiều thứ thay đổi. Chúng ta đạt được mức độ kiểm soát bản thân có ý thức mạnh mẽ hơn bằng nhiều cách, nhưng chúng ta vẫn chỉ có thể tiếp nhận một lượng thông tin có giới hạn vào một thời điểm nhất định.

Tầm chú ý của chúng ta có hạn – tầm chú ý được định nghĩa là khoảng cách từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay út khi bạn xòe rộng bàn tay; về nghĩa đen, nó ám chỉ những gì trong tầm tay ta cầm nắm được.

Tâm trí có ý thức của ta chỉ có thể chú ý đến khoảng bảy mẩu thông tin, có thể cộng hoặc trừ hai, tại một thời điểm bất kỳ. Có nghĩa là bạn chỉ xoay sở được tối đa chín mẩu thông tin một lúc. Thử tưởng tượng khi bạn uống nước. Bạn phải xác định vị trí từng ngón tay mình trên ly nước, đưa ly nước lên miệng, há miệng ra và điều chỉnh những cơ cần thiết để nuốt – tất cả những điều này sẽ là một nhiệm vụ quá phức tạp đối với bất kỳ ai nếu được yêu cầu thực hiện từng bước một, một cách có ý thức.

Mặc dù sự chú ý có ý thức của chúng ta bị giới hạn bởi một lượng thông tin tối thiểu trong một lúc nào đó, chúng ta vẫn có quyền lựa chọn thông tin nào ta cần chú ý. Chúng ta có thể chọn hướng sự chú ý của mình vào việc gì, về mọi thứ xung quanh, về người khác, như ánh đèn pha sân khấu dõi theo một vũ công hoặc một diễn viên; hoặc chúng ta có thể hướng luồng sáng của sự chú tâm về chính bản thân ta. Sự chú ý có ý thức của ta không phải tự nhiên mà hoạt động. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nơi mình dành sự chú ý, hướng ngoại về phía người khác, hoặc hướng nội về phía bản thân mình.

PHÁT HUY TIỀM NĂNG CÙNG NLP (2 tập)

Với quyển cẩm nang về trí não này, bạn sẽ học được một số kỹ thuật hiệu quả để điều khiển tâm trí chính mình và người khác, đồng thời “tái lập trình” bản thân. Ứng dụng NLP vào đời sống, bạn có thể làm mọi thứ bạn mơ ước, giải quyết những khó khăn, thay đổi thói quen và lật cuộc đời sang một trang khác. Bởi vì NLP tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt, thay vì đào bới lại quá khứ, thế nên kết quả đạt được rất nhanh, có khi ngay lập tức, gần như một phép lạ!

MUA SÁCH