Nguyên tắc 1: Tôn trọng ý kiến của người khác, đừng bao giờ nói: ” ý kiến của bạn sai rồi”

“Dạy người, phải khéo léo như không dạy gì cả, giảng điều chưa biết mà cứ như nhắc lại chuyện đã quên. Bởi một điều đơn giản là đối với người hiểu biết thì chỉ cần nửa lời cũng đủ cho họ nắm rõ mọi điều chúng ta muốn nói.” – Alexander Pope

“Tài năng quý hiếm nhất là tài năng của một người biết nhìn nhận người khác có tài năng.” – Ernest Hemingway

Nguyên tắc 2: Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm

Nếu chúng ta chịu nhìn nhận những điều sai trái của mình trước khi người khác có dịp nói ra, chúng ta sẽ có 99% cơ hội được đối xử bằng thái độ hào hiệp.

Trong quan hệ với con người, hãy luôn nhớ rằng chúng ta đang giao tiếp với những sinh vật không những có lý trí mà còn có cảm xúc, họ rất dễ bị tổn thương bởi định kiến nhưng luôn có động lực khi có niềm tự hào và lòng kiêu hãnh.“Nếu bạn đã sai lầm thì không gì hay bằng thẳng thắn nói rằng: “Tôi đã sai”. Nhượng bộ không phải hạ mình, nhận lỗi không là nhục nhã.” – Fenelon

Nguyên tắc 3: Luôn bắt đầu bằng thái độ thân thiện

Truyện ngụ ngôn của Aesop kể rằng:

Nếu bạn bảo con cái, vợ/chồng hay nhân viên của bạn rằng họ ngốc nghếch, vụng về hay bất tài… nghĩa là bạn đã hủy diệt hầu hết mọi động cơ để họ tiến bộ. Nhưng nếu ngược lại, bạn khuyến khích, làm cho sự việc có vẻ dễ dàng hơn , thể hiện sự tin tưởng rằng họ có năng khiếu nhưng chưa được phát triển thì họ nhất định sẽ cố gắng phát triển năng khiếu mà bạn đã phát hiện hay thậm chí là gán cho họ.

“Chúng ta không thể dạy bảo ai bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn bên trong con người họ” – Galileo

Nguyên tắc 4: Hỏi những câu khiến người khác “vâng, có” ngay lập tức

Khi nói chuyện với mọi người, bạn không nên bắt đầu bằng những điểm khác biệt, mà nên bắt đầu bằng cách nhấn mạnh những điểm mà hai bên đều đồng ý. Nếu như có thể, bạn sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng cả hai đều phấn đấu cho cùng một mục đích, sự khác nhau duy nhất giữa hai người chỉ là về mặt phương pháp mà thôi. Câu trả lời “Đồng ý” ngay từ đầu sẽ tốt hơn rất nhiều.

Vì khi một người đã thực sự nói “Không” thì toàn bộ các giác quan, hệ thần kinh, cơ bắp của người ấy đều tập trung trong tâm thế từ chối. Trái lại, khi một người nói “Có” thì từng tế bào trong cơ thể người đó giãn ra trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận. Nên nếu ngay từ đầu chúng ta tranh thủ được nhiều tiếng “Có” là ta đã mở rộng con đường cho việc tiếp nhận đề nghị sau cùng – mục đích của chúng ta.
“Ai bước nhẹ nhàng sẽ đi được xa” – Ngạn ngữ Trung Hoa

Nguyên tắc 5: Tạo điều kiện để người khác được nói thỏa thích

Điều quan trọng nhất của mọi cuộc trò chuyện là để người khác bộc lộ mình. Sau khi bày tỏ những quan tâm của mình, người đối thoại sẽ hài lòng về bản thân và kiến thức của họ, và tự nhiên họ sẽ lắng nghe chúng ta.

“Các nhà hùng biện bao giờ cũng hiếm có. Nhưng hiếm hơn nữa là những người biết im lặng đúng lúc và càng quý hơn là những ai biết nhường lời cho kẻ khác.” – M. F. Sovado

 – Sưu tầm –